
Lồng đèn trung thu có ý nghĩa gì?
Tết Trung thu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhân dịp này thì người lớn được thưởng trăng, vui hưởng mâm cỗ với đầy đủ các loại bánh trái còn trẻ em thì được rước đèn lồng, xem múa lân, ca hát,…
Trong đó, hình ảnh chiếc đèn lồng trung thu truyền thống không chỉ làm món quà ý nghĩa trao tặng cho trẻ con nhân ngày lễ mà còn những lời gửi gắm mang hàm ý sâu xa. Với đầy đủ hình dạng như đèn cá chép đèn ông sao, đèn kéo quân,… đã trở thành món quà chứa bao hoài niệm tuổi thơ của mỗi người.
Mỗi một chiếc đèn lồng mang một ý nghĩa khác nhau ví như đèn thỏ biểu hiện cho mặt trăng, đèn con cóc cầu mưa thuận gió hòa, đèn cá chép bắt nguồn từ sự tích cá chép vượt vũ môn mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cố gắng không ngừng và vượt khó vươn lên. Cá chép hóa rồng với ý cầu cho nhân hoà, vật thính, con cháu giỏi giang,…
Trung thu luôn là dịp để bày tỏ tình cảm, sự gắn kết mối quan hệ xung quanh và chiếc đèn lồng được ví von như là đôi tri kỷ không thể tách rời khi nhắc đến ngày hội trăng rằm. Và ngày nay với sự phát triển không ngừng những chiếc đèn lồng cũng thay đổi để bắt kịp thời đại những chiếc đèn lồng đơn sơ mộc mạc với vật liệu như là tre nứa, giấy xếp đủ màu bao bọc bên ngoài vẫn luôn là ký ức vui vẻ, gắn liền với tuổi thơ một cách sâu đậm nhất.
Hướng dẫn 4 cách làm lồng đèn trung thu handmade đơn giản siêu đẹp 2022
Hiện nay có rất nhiều cách làm lồng đèn trung thu nhưng được đánh giá là đơn giản, sáng tạo và siêu đẹp phải kể đến một số cách sau.
1.Cách làm lồng đèn trung thu bằng lon bia
Tận dụng những lon bia đã uống hết để làm lồng đèn trung thu là một ý tưởng tuyệt vời, đầy tính sáng tạo mà kết quả đạt được cũng rất tuyệt vời. Bạn chỉ cần 2 đến 2 lon bia, 1 vài cây nến, 1 chiếc dao rọc giấy, kéo và 1 cây bút chì là đã có thể tiến hành làm như sau:
Dùng băng keo dính hai mặt cố định điểm đầu và điểm cuối của lon bia, nhớ chùa 1 khoảng 2cm bạn nhé. Úp phần nắp xuống nền rồi mòn mòn để giúp tách khỏi lon bia. Dùng bút vẽ những đường thẳng trên lon bia hoặc dùng dao rọc trực tiếp trên thân lon bia.
Nhẹ nhàng ép luôn bia xuống để các đường cắt phồng ra và tạo dáng hình lồng đèn đẹp mắt. Bạn có thể dùng sơn để trang trí giúp thành phẩm được đẹp hơn. Cuối cùng dùng dây thép nhỏ xỏ qua đầu của lon bia làm quai, cho nến vào là đã có chiếc đèn Trung thu bằng lon bia sáng lấp lánh.
2. Cách làm lồng đèn kéo quân
Đèn kéo quân là một trong những món đồ được lưu truyền từ rất lâu bởi ý nghĩa mang lại là rất lớn. Và nếu so với những chiếc lồng đèn khác thì lồng đèn kéo quân có nguyên lý hoạt động khá đặc biệt bởi khi đèn được thắp sáng, hơi nóng tỏa ra, luồn qua các khe quạt làm quạt quay dẫn đến kéo theo lồng quay hoạt động. Trong quá trình thắp đèn, chiếc đèn lồng chuyển động quay tròn giúp cho hoạt tiết trang trí hiện lên cùng ánh sáng cực kỳ bắt mắt. Vậy cách làm chiếc lồng đèn này như thế nào?
Đèn kéo quân được cấu tạo 3 phần và các bước thực hiện cũng khá phức tạp và cầu kỳ. Chuẩn bị dụng cụ là: Kéo, bút chì, thước. Keo, compa, đồ bấm ghim, dao rọc giấy. Bìa cứng màu 48x20cm, giấy bóng kính 40x14cm, giấy decal, giấy dó, giấy trang trí, cúc bấm, nan tre, giá đỡ nến, 1 đoạn dây kẽm.
Cách thực hiện như sau: Vót tròn 6 nan tre dài 30cm và 6 nan khác dài 20cm, Buộc lại với nhau thành khung đèn rồi dùng kẽm buộc chặt các mối giữ. Tiếp đến là cắt giấy bìa thành 1 hình tròn với đường kính 18cm. Sử dụng bút chì để chia giấy thành nhiều phần bằng nhau rồi dùng kéo cắt. Cắt thêm 1 miếng bìa có chiều rộng 3cm và dài bằng chu vi hình cầu. Dán 2 miếng bìa lại với nhau tạo thành quạt hút gió. Dùng cúc bấm dán ở giữa tâm để làm trục quay.
Cắt 2 vòng tròn có đường kính 17cm. Có thể tạo hình những họa tiết trang trí dính lên 2 hình tròn có hình ảnh chuyển động khi đèn quay. Tiến hành ghép 3 hình tròn với nhau bằng chỉ và băng keo. Bước tiếp là sử dụng một chiếc đinh nhỏ để cổ định phần chong chóng với điểm chính giữa của phần khung đèn. Tiến hành dán giấy nến vào khung đèn, dán khéo léo để đèn được đẹp và bắt mắt. Ở phần đáy cần dán thêm một miếng bìa cứng, sau đó gắn trục quay và giá đỡ cho nến vào. Kết thúc là bạn chỉ cần chỉnh sửa và thử xem đền có quay không là đã có ngay chiếc đèn lồng đẹp cho để chơi Trung thu.
3. Cách làm lồng đèn ống lon(xe lon)
Bước 2: Lấy 1 lon sữa bò đục 2 lỗ ở tâm 2 đáy. Sau đó xỏ kẽm xuyên qua 2 lỗ này để làm trục. Bẻ kẽm thành hình chữ U hơi lệch để giữ lon ở giữa.
Bước 3: Lon sữa bò còn lại, gỡ bỏ một đáy. Đáy còn lại đục hoa văn tùy ý để ánh sáng xuyên qua cho đẹp.
Bước 4: Tiếp tục đục 2 lỗ trên thân của lon sữa bò thứ hai sao cho kẽm có thể xuyên qua dễ dàng như hình.
Bước 5: Bẻ kẽm ngoặc ngang để cố định lon thứ 2. Cắt đi phần kẽm thừa.
Bước 6: Dùng kẽm nhỏ nhơn hoặc dây thun buộc chết đầu kẽm còn lại với thanh tre đã chuẩn bị sẵn.
4. Cách làm lồng đèn ngôi sao bằng tre
Đèn ngôi sao luôn cho hình ảnh đẹp, lấp lánh và tràn đầy ắp kỷ niệm của biết bao người chỉ với nguyên liệu đơn giản là tre cũng các bước thực hiện đơn giản sau là bạn đã dễ dàng có được món quà Trung thu ý nghĩa. Chuẩn bị 10 thanh tre vót dẹp, dài khoảng 50cm, 5 thanh tre dẹt dài 8cm, hồ dán, giấy kiếng màu, kéo, kìm và dây kẽm mỏng.
Cách làm là bạn nối 10 thanh tre dài thanh hình ông sao 5 cánh, cố định các đầu nối bằng dây kẽm. Chồng 2 hình ngôi sao rồi tiếp tục cố định 5 đầu nhọn của 2 ngôi bằng dây kẽm. Dùng đoạn tre ngắn chống vào các điểm giao nhau tạo thành hình ngũ giác ở giữa 2 ngôi sao để tạo khung sườn hoàn chỉnh cho lồng đèn. Cắt và dán giấy kiếng lên phần cánh tam giác của lồng đèn. Thực hiện lần lượt các khung cho đến khi hoàn chỉnh. Để chiếc đèn đẹp hơn thì bạn vẫn có thể trang trí thêm các hoạ tiết hoa văn lên cho bắt mắt và sinh động hơn.